1. Lưu ý nhu cầu sử dụng và tiết kiệm điện năng
Trước tiên, người dùng cần căn cứ nhu cầu điện sử dụng hàng tháng của mình để chọn hệ thống điện mặt trời phù hợp. Cách đơn giản nhất là kiểm tra hóa đơn tiền điện. Trong hóa đơn sẽ có đầy đủ thông tin về tiền điện, lượng điện tiêu thụ mỗi tháng.
Ví dụ: Tiền điện của gia đình bạn là 1 – 2 triệu/tháng, tương đương với 600 – 1200 kWh/tháng thì hệ thống điện 3kW trở xuống là phù hợp.
Nếu bạn muốn tiết kiệm điện nhiều và chủ yếu dùng điện vào ban ngày, hãy lắp điện mặt trời hòa lưới. Bạn chỉ dùng một ít điện từ điện lưới quốc gia vào ban đêm. Như vậy, chi phí tiền điện sẽ giảm đi đáng kể (do ban ngày thường dùng nhiều điện hơn).
2. Lựa chọn hướng có nhiều ánh nắng, ít bóng che
Về mặt bằng lắp điện mặt trời
Trước khi lắp, bạn cần chuẩn bị một diện tích mặt bằng nhất định. Ví dụ bạn muốn lắp đặt một hệ thống điện mặt trời 3kW, dùng tấm pin mặt trời có công suất 440W, diện tích mỗi tấm 2m2 thì:
- Số tấm pin cần dùng là 3000 : 440 = 6,82 tương đương với 7 tấm pin.
- Diện tích mặt bằng cần chuẩn bị là 7 x 2 =14 m2
Bên cạnh mặt diện tích mặt bằng, một lưu ý khi lắp điện mặt trời là phải chọn không gian. Nên hạn chế tối đa những nơi bóng che như cây cối, tòa nhà… bởi bóng che có thể làm giảm hiệu suất của tấm pin và làm hỏng tấm pin. Tốt nhất nên lắp đặt tấm pin ở nơi có thể hấp thu nhiều ánh sáng giúp tạo ra hiệu suất cao nhất như mái nhà.
Về hướng lắp
Tiếp theo là tính đến hướng của các bảng. Phải chọn hướng sao cho tấm pin có thể hấp thụ lượng bức xạ mặt trời cao nhất vào cả buổi sáng và buổi chiều. Nước ta nằm ở bắc bán cầu, nơi có mặt trời quay quanh đường xích đạo. Vì vậy, chọn hướng Nam là phù hợp nhất. Lắp đặt pin theo hướng này có thể nhận được nhiều ánh sáng vào cả buổi sáng và buổi chiều để có công suất cao nhất. |
Ngoài hướng pin, người dùng cũng cần tính đến góc và khoảng cách tấm pin để có thể thu bức xạ tốt nhất và đạt hiệu suất cao nhất. Việc này, bạn không thể tự tính được mà cần nhờ phần mềm chuyên dụng hoặc liên hệ với đơn vị chuyên môn để tính toán hộ. Theo tính toán, nếu bạn ở Hà Nội, có thể lắp pin nghiêng 12 – 14 độ để đạt hiệu suất pin cao nhất.
3. Nên lựa chọn tấm pin mono half-cell
Trong thời tiết khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, bạn nên chọn tấm pin mono half-cell. Bởi vì loại pin này có thể hoạt động tốt ngay cả khi ánh sáng yếu. Khi bị che bóng một phần, phần còn lại của tấm pin vẫn hoạt động tốt và sản sinh ra điện bình thường. Vì thế, bạn sẽ không cần phải lo mùa đông, những lúc trời ít nắng hay chẳng may tấm pin bị che bóng.
4. Lựa chọn biến tần chất lượng, phù hợp công suất
Bên cạnh tấm pin, Inverter là 1 trong 2 thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điện mặt trời. Vì thế, khi chọn biến tần, bạn cần quan tâm đến hai yếu tố chính:
- Chất lượng biến tần: Chọn của các thương hiệu uy tín, được đánh giá cao trên thị trường, có chế độ bảo hành tốt, hiệu suất cao…
- Công suất phù hợp với hệ thống: Thông thường, nếu sử dụng 1 biến tần, người lắp đặt hay chọn biến tần có cùng công suất với công suất của hệ thống.
5. Lưu ý khi lắp đặt khung đỡ
Đối với hệ thống điện mặt trời áp mái, khung đỡ được đặt trên mái nhà và có thể ảnh hưởng đến chất lượng mái nên cần phải nhẹ. Hơn nữa, khung đỡ có vai trò chính là nâng đỡ tấm pin mặt trời ở phía trên nên cần có sự vững chãi, độ chắc chắn cao, không bị ăn mòn bởi nắng, mưa.
Kinh nghiệm lắp đặt khung đỡ pin năng lượng mặt trời hoạt động hiệu quả nhất
Vì thế, khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời bạn nên chọn khung đỡ bằng thép, inox hoặc nhôm. Khung đỡ bằng ba chất liệu này đều sáng, đẹp, nhẹ, có độ bền cao, khả năng chống ẩm, chống ăn mòn tốt.
6. Chọn đơn vị cung cấp, lắp điện mặt trời uy tín
Hệ thống điện mặt trời có cấu tạo khá phức tạp và liên quan đến điện nên cần lắp đặt cẩn thận, đúng kỹ thuật. Vì thế, người dùng nên chọn những đơn vị cung cấp, lắp đặt điện mặt trời uy tín để đảm bảo an toàn và yên tâm sử dụng. Những đơn vị này có nhiều ưu điểm như:
- Quy trình làm việc khoa học giúp khách hàng theo dễ theo dõi, tham gia.
- Cung cấp các thiết bị chất lượng, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho các thiết bị và hệ thống.
- Tư vấn, đưa ra nhiều giải pháp tối ưu đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp mang lại hệ thống điện mặt trời phù hợp nhất.
- Lắp đặt đúng kỹ thuật, an toàn và nhanh chóng.
VITY Solar là đơn vị có quy trình làm việc khoa học, chuyên nghiệp gồm 4 bước cơ bản. Khi đăng ký lắp đặt, khách hàng sẽ được bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kinh doanh và nhân viên kỹ thuật tư vấn kỹ lưỡng, tận tình và giúp đưa ra phương án lắp đặt tối ưu nhất. Các trang thiết bị được VITY Solar cung cấp cũng đều nhập từ các hãng danh tiếng, đảm bảo chất lượng…
7. Quản lý, giám sát thường xuyên bằng ứng dụng
Khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, bạn hãy cài đặt ứng dụng quản lý, giám sát hệ thống từ xa. Ứng dụng này cung cấp cho người dùng nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống điện năng lượng mặt trời như hiệu suất tấm pin, sản lượng điện, báo cáo thiết bị có khả năng hư hỏng… Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng quản lý hệ thống điện mặt trời từ xa, ngay cả khi không có ở nhà và sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời ngay khi xảy ra vấn đề.
8. Lựa chọn đơn vị có chính sách bảo hành, bảo dưỡng tốt
Trong suốt thời gian bảo hành, bạn được đảm bảo chất lượng thiết bị. Nếu các thiết bị như pin, inverter…có vấn đề, bạn sẽ được sửa chữa miễn phí nên không phải lo tìm người sửa chữa và tiết kiệm được một khoản phí.
Với hệ thống điện mặt trời, vấn đề bảo dưỡng cũng rất quan trọng. Nếu được bảo dưỡng định kỳ, hệ thống có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn, mang lại sản lượng điện tối đa, hoàn vốn nhanh, tuổi thọ dài lâu và đem lại giá trị kinh tế cao.
Vì thế, hãy chọn đơn vị cung cấp thiết bị và dịch vụ lắp đặt hệ thống điện mặt trời có chính sách bảo hành, bảo dưỡng tốt và dài lâu. Khi xem xét chính sách bảo hành, bạn cần chú ý đến nhiều loại bảo hành khác nhau như bảo hành tấm pin, bảo hành biến tần, bảo hành các thiết bị khác, bảo hành hiệu suất pin, bảo hành lắp đặt…
Nếu sử dụng dịch vụ lắp đặt điện mặt trời của VITY Solar, khách hàng sẽ được hưởng chính sách bảo hành 12 năm đối với tấm pin (hỗ trợ 1 đổi 1), 5 năm đối với biến tần và 25 năm đối với hiệu suất pin trên 80%. Sau khi lắp đặt, hệ thống sẽ được bảo dưỡng miễn phí trong suốt 2 năm đầu.
9. Tính toán kỹ chi phí lắp đặt hệ thống
Chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời những năm gần đây tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn còn khá cao. Vì thế, người dũng cũng cần tính toán kỹ chi phí lắp đặt để chọn được hệ thống phù hợp và chuẩn bị trước về tài chính.
Dưới đây là bảng chi phí lắp đặt các hệ thống điện mặt trời tiêu biểu tại FreeSolar mà khách hàng có thể tham khảo để nắm bắt được mức chi phí này:
Công suất hệ |
Số tấm pin |
Diện tích |
Sản lượng/tháng |
Giá tham khảo |
ĐMT hòa lưới áp mái 3kW |
7 |
18 m2 |
340-430 kWh |
40-48 triệu đ |
ĐMT hòa lưới áp mái 5kW |
12 |
30 m2 |
570-710 kWh |
65-80 triệu đ |
ĐMT hòa lưới áp mái 7kW |
16 |
42 m2 |
800-1000 kWh |
90-105 triệu đ |
ĐTM hòa lưới áp mái 8kW |
18 |
48 m2 |
910-1140 kWh |
100-120 triệu đ |
ĐMT hòa lưới áp mái 10kW |
24 |
60 m2 |
1140-1420 kWh |
120-140 triệu đ |
ĐMT hòa lưới áp mái 12kW |
28 |
70 m2 |
1370-1700 kWh |
145-175 triệu đ |
ĐMT hòa lưới áp mái 15kW |
34 |
85 m2 |
1700-2130 kWh |
180-215 triệu đ |
ĐMT hòa lưới áp mái 20kW |
45 |
110 m2 |
2280-2850 kWh |
240-280 triệu đ |
ĐMT hòa lưới áp mái 25kW |
56 |
140 m2 |
2850-3560 kWh |
300-350 triệu đ |
ĐMT hòa lưới áp mái 30kW |
68 |
170 m2 |
3420-4270 kWh |
360-420 triệu đ |
ĐMT hòa lưới áp mái 40kW |
90 |
220 m2 |
4560-5700 kWh |
450-520 triệu đ |
ĐMT hòa lưới áp mái 50kW |
110 |
280 m2 |
5700-7120 kWh |
550-620 triệu đ |
Trên đây là những điều cần lưu ý khi lắp đặt điện mặt trời. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn lắp đạt được hệ thống điện mặt trời an toàn, chất lượng, hoạt động hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao.