TS. Lê Hồng Nam: Điện Mặt Trời Nổi Cung Cấp Nguồn Điện Giá Rẻ Và Sạch Cho Nuôi Trồng Thủy Sản

Theo TS. Lê Hồng Nam, điện mặt trời nổi cung cấp nguồn điện giá rẻ và sạch cho nuôi trồng thủy sản, nhưng để đầu tư được hệ thống quy mô cần các chính sách ưu đãi từ Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

TS. Lê Hồng Nam, Viện trưởng, Viện điện tử tự động hóa và năng lượng sạch cho biết, trong những năm gần đây, điện mặt trời nổi đang trở thành một giải pháp đột phá trong việc cung cấp năng lượng bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Đây là một mô hình tích hợp giữa năng lượng tái tạo và hoạt động sản xuất thủy sản, giúp giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa sản xuất và bảo vệ môi trường.

Theo TS. Lê Hồng Nam, việc cấp điện cho ngành thủy sản, chủ yếu là phục vụ cho nuôi trồng, cung cấp thức ăn và điều khiển môi trường cho vật nuôi, là một vấn đề không hề đơn giản. Các vùng nuôi thủy sản thường nằm xa bờ, thậm chí ở các đảo, làm cho việc cung cấp điện từ lưới điện quốc gia trở nên rất khó khăn. Đặc biệt, khi nguồn điện sử dụng dầu diesel ở các khu vực này có chi phí rất cao, dao động từ 10.000-12.000 đồng/kWh, trong khi giá điện lưới chỉ khoảng 3.000-3.500 đồng/kWh. Tuy nhiên, việc kéo điện lưới đến các khu vực xa xôi này lại rất tốn kém và phức tạp.

TS. Lê Hồng Nam, Viện trưởng, Viện điện tử tự động hóa và năng lượng sạch.

Trước tình hình đó, TS. Lê Hồng Nam đã nêu ra một giải pháp tiềm năng là sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và gió, để cung cấp điện cho các vùng nuôi trồng thủy sản. Các khu vực ven biển, nơi có tiềm năng về năng lượng tái tạo lớn, là những địa điểm lý tưởng để triển khai mô hình này. Các hệ thống điện mặt trời có thể được lắp đặt trên các phao nổi trên mặt biển, tạo ra điện 220V, 50Hz phục vụ cho các hệ thống điều khiển, quan trắc, và tự động hóa trong việc nuôi trồng thủy sản. Điện gió công suất nhỏ cũng có thể được lắp đặt trên tàu thuyền, bè nổi để cung cấp điện cho ngành thủy sản tại chỗ.

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc sử dụng điện mặt trời là giảm chi phí. So với điện diesel có giá cao, điện năng từ các nguồn tái tạo chỉ tốn khoảng 2.500-3.000 đồng/kWh, mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho các hộ nuôi trồng thủy sản. TS. Nam cho biết, nhiều đơn vị nuôi trồng thủy sản tại các khu vực như vịnh Hạ Long, Vân Đồn đã bắt đầu ứng dụng điện mặt trời trên các mái thuyền và bè nổi để cung cấp nguồn điện cho các hệ thống cấp đông, làm mát, và các hoạt động khác trong sản xuất.

Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống điện mặt trời cho nuôi trồng thủy sản vẫn gặp phải một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề tài chính. Sau cơn bão Yagi, các hộ nuôi trồng thủy sản phía Bắc đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, và việc đầu tư vào các hệ thống năng lượng tái tạo đòi hỏi chi phí lớn. TS. Nam cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người dân và doanh nghiệp trong việc phát triển năng lượng sạch, đặc biệt là từ các cơ quan như Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Chính sách này không chỉ giảm áp lực cho lưới điện quốc gia mà còn góp phần bảo vệ môi trường và hỗ trợ Chính phủ đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Với tiềm năng lớn từ năng lượng mặt trời, TS. Nam cho rằng Việt Nam có thể tận dụng nguồn năng lượng tái tạo này để phục vụ cho ngành thủy sản, nhưng điều này cần phải đi kèm với các chính sách hợp lý. Một trong những thách thức lớn khi phát triển điện mặt trời ở các khu vực ven biển là môi trường khắc nghiệt. Môi trường nước mặn, sóng gió mạnh, và tác động của muối có thể gây hư hỏng nhanh chóng đối với các thiết bị điện. Vì vậy, các biện pháp bảo vệ như phủ nano và sử dụng phao composite để đặt các tấm năng lượng mặt trời là những giải pháp khả thi để bảo vệ hệ thống điện mặt trời khỏi những tác động từ môi trường.

Mô hình hệ thống điện mặt trời cho vuông tôm (Ảnh minh họa).

Môi trường.

Trao đổi với Petro Times, TS. Lê Hồng Nam, Viện trưởng, Viện điện tử tự động hóa và năng lượng sạch cho biết, trong những năm gần đây, điện mặt trời nổi đang trở thành một giải pháp đột phá trong việc cung cấp năng lượng bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam. Đây là một mô hình tích hợp giữa năng lượng tái tạo và hoạt động sản xuất thủy sản, giúp giảm chi phí vận hành, tối ưu hóa sản xuất và bảo vệ môi trường.

Theo TS. Lê Hồng Nam, việc cấp điện cho ngành thủy sản, chủ yếu là phục vụ cho nuôi trồng, cung cấp thức ăn và điều khiển môi trường cho vật nuôi, là một vấn đề không hề đơn giản. Các vùng nuôi thủy sản thường nằm xa bờ, thậm chí ở các đảo, làm cho việc cung cấp điện từ lưới điện quốc gia trở nên rất khó khăn. Đặc biệt, khi nguồn điện sử dụng dầu diesel ở các khu vực này có chi phí rất cao, dao động từ 10.000-12.000 đồng/kWh, trong khi giá điện lưới chỉ khoảng 3.000-3.500 đồng/kWh. Tuy nhiên, việc kéo điện lưới đến các khu vực xa xôi này lại rất tốn kém và phức tạp.

TS. Lê Hồng Nam: Điện mặt trời nổi cung cấp nguồn điện giá rẻ và sạch cho nuôi trồng thủy sản

TS. Lê Hồng Nam, Viện trưởng, Viện điện tử tự động hóa và năng lượng sạch.

Trước tình hình đó, TS. Lê Hồng Nam đã nêu ra một giải pháp tiềm năng là sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và gió, để cung cấp điện cho các vùng nuôi trồng thủy sản. Các khu vực ven biển, nơi có tiềm năng về năng lượng tái tạo lớn, là những địa điểm lý tưởng để triển khai mô hình này. Các hệ thống điện mặt trời có thể được lắp đặt trên các phao nổi trên mặt biển, tạo ra điện 220V, 50Hz phục vụ cho các hệ thống điều khiển, quan trắc, và tự động hóa trong việc nuôi trồng thủy sản. Điện gió công suất nhỏ cũng có thể được lắp đặt trên tàu thuyền, bè nổi để cung cấp điện cho ngành thủy sản tại chỗ.

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc sử dụng điện mặt trời là giảm chi phí. So với điện diesel có giá cao, điện năng từ các nguồn tái tạo chỉ tốn khoảng 2.500-3.000 đồng/kWh, mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt cho các hộ nuôi trồng thủy sản. TS. Nam cho biết, nhiều đơn vị nuôi trồng thủy sản tại các khu vực như vịnh Hạ Long, Vân Đồn đã bắt đầu ứng dụng điện mặt trời trên các mái thuyền và bè nổi để cung cấp nguồn điện cho các hệ thống cấp đông, làm mát, và các hoạt động khác trong sản xuất.

Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống điện mặt trời cho nuôi trồng thủy sản vẫn gặp phải một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề tài chính. Sau cơn bão Yagi, các hộ nuôi trồng thủy sản phía Bắc đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, và việc đầu tư vào các hệ thống năng lượng tái tạo đòi hỏi chi phí lớn. TS. Nam cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người dân và doanh nghiệp trong việc phát triển năng lượng sạch, đặc biệt là từ các cơ quan như Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Chính sách này không chỉ giảm áp lực cho lưới điện quốc gia mà còn góp phần bảo vệ môi trường và hỗ trợ Chính phủ đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Với tiềm năng lớn từ năng lượng mặt trời, TS. Nam cho rằng Việt Nam có thể tận dụng nguồn năng lượng tái tạo này để phục vụ cho ngành thủy sản, nhưng điều này cần phải đi kèm với các chính sách hợp lý. Một trong những thách thức lớn khi phát triển điện mặt trời ở các khu vực ven biển là môi trường khắc nghiệt. Môi trường nước mặn, sóng gió mạnh, và tác động của muối có thể gây hư hỏng nhanh chóng đối với các thiết bị điện. Vì vậy, các biện pháp bảo vệ như phủ nano và sử dụng phao composite để đặt các tấm năng lượng mặt trời là những giải pháp khả thi để bảo vệ hệ thống điện mặt trời khỏi những tác động từ môi trường.

TS. Lê Hồng Nam: Điện mặt trời nổi cung cấp nguồn điện giá rẻ và sạch cho nuôi trồng thủy sản

Mô hình hệ thống điện mặt trời cho vuông tôm (Ảnh minh họa).

TS. Lê Hồng Nam cũng nhấn mạnh rằng, trước khi triển khai hệ thống điện mặt trời, cần phải khảo sát kỹ lưỡng bức xạ mặt trời và điều kiện gió tại khu vực đó. Để đạt hiệu quả tối ưu, bức xạ mặt trời phải đạt trên 3,85 kWh/m2/ngày và tốc độ gió cần đạt từ 5 đến 10 m/s để sản sinh ra điện. Vì vậy, các khu vực miền Trung và miền Nam, nơi có bức xạ mặt trời cao hơn 4 kWh/m2/ngày, sẽ thuận lợi hơn trong việc triển khai điện mặt trời so với miền Bắc, nơi bức xạ mặt trời chỉ đạt 3,85 kWh/m2/ngày và có nhiều tháng mây mù làm giảm hiệu quả sản xuất điện.

Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống điện mặt trời vẫn còn khá cao (từ 10 đến 11 triệu đồng/kWh), nhưng TS. Nam cho rằng nếu có chính sách hỗ trợ về vay vốn và khuyến khích đầu tư vào các hệ thống năng lượng sạch, việc phát triển điện mặt trời cho ngành thủy sản sẽ trở nên khả thi hơn. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80 cho phép các hộ sản xuất điện dưới 10 kWh được phép tự sử dụng mà không phải thông qua EVN, đây là một chính sách rất tích cực, giúp các hộ gia đình và cá nhân có thể tự sản xuất điện để sử dụng trong sản xuất, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản.

Cùng với việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài sẽ mở ra thêm cơ hội để phát triển các hệ thống điện mặt trời nổi. Các chính sách ưu đãi thuế, quy trình pháp lý thông thoáng hơn sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn cam kết lâu dài với thị trường Việt Nam.

Trong tương lai, với những giải pháp và chính sách đúng đắn, điện mặt trời sẽ trở thành một nguồn năng lượng quan trọng, góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản tại Việt Nam.

 

Bình luận: 0

Năng lực cốt lõi

Khảo sát & Thiết kế
Khảo sát & Thiết kế

Hơn 20 kỹ sư thiết kế với chuyên môn Thiết kế hệ thống điện; Thiết kế kết cấu; Thiết kế PCCC đã thiết kế trên 100 dự án điện mặt trời áp mi.

Thi công & Lắp đặt
Thi công & Lắp đặt

Với đội ngũ nhân sự gần 100 công nhân lành nghề, từ năm 2020 đến nay VITY Solar đã thi công lắp đặt được hơn 23,000 m2 mái nhà.

Chăm sóc & Bảo dưỡng
Chăm sóc & Bảo dưỡng

Để đảm bảo hiệu quả của các hệ thống điện mặt trời, chúng tôi có nhân sự và các máy móc thiết bị phục vụ cho hơn 50 dự án đang vận hành mặt trời.

Cung cấp vật tư
Cung cấp vật tư

Vity Solar đã ký phân phối độc quyền cho nhiều nhà sản xuất tấm pin và Inverter lớn từ châu Âu và Trung Quốc, đảm bảo sản phẩm chính hãng với giá thành cạnh tranh.