EVN công bố Quy trình quản lý phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Ngày 24/1 vừa rồi, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN đã ra Quyết định Số 183/QĐ-EVN Về việc ban hành Quy trình quản lý phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 của Chính phủ.

Quy trình này quy định trình tự, thủ tục phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản xuất, tự tiêu thụ theo Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 của Chính phủ.

Quy trình này áp dụng đối với:

  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
  • Công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công ty TNHH MTV cấp II).
  • Công ty con do Công ty TNHH MTV cấp II nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công ty TNHH MTV cấp III).
  • Người đại diện phần vốn của EVN, Người đại diện phần vốn của Công ty TNHH MTV cấp II tại các công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Trong đó, Quy trình đã nêu rõ các đối tượng cụ thể để áp dụng những trình tự thực hiện phù hợp với quy định.

Trình tự thực hiện với ĐMTMN không đấu nối với hệ thống điện quốc gia: Đơn vị Điện lực tiếp nhận thông tin về công suất và địa điểm lắp đặt theo thông báo của chủ đầu tư (CĐT) để theo dõi, thống kê theo trình tự như sau:
Bước 1: Ghi nhận thông báo của CĐT.
Bước 2: Đơn vị Điện lực xác nhận đã nhận thông báo của CĐT.

Trình tự thực hiện với trường hợp CĐT không bán điện dư: Khi nhận được thông báo/đăng ký của CĐT, Đơn vị Điện lực thực hiện các bước sau: 

Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu khi CĐT cung cấp thông tin hồ sơ theo Mẫu 04 của Nghị định 135

Bước 2: Kiểm tra thông tin hồ sơ CĐT và báo cáo Sở Công Thương địa phương

Bước 3: Phối hợp, kiểm tra nghiệm thu hệ thống chống phát ngược vào hệ thống điện quốc gia thoe quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 135. Phối hợp, kiểm tra nghiệm thu kết nối với hệ thống thu thập giám sát, điều khiển đối với ĐMTMN có công suất 100kW trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 135

Bước4: Lưu hồ sơ

Trình tự thực hiện với trường hợp CĐT có bán điện dư: Khi nhận được hồ sơ đề nghị bán điện của CĐT, Đơn vị Điện lực thực hiện các bước theo sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin yêu cầu khi CĐT cung cấp hồ sơ đề nghị bán điện từ ĐMTMN theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 135

Bước 2: Kiểm tra thông tin hồ sơ CĐT cung cấp theo quy định tại Diều 18 Nghị định 135. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu thì trả lời CĐT và báo cáo Sở Công Thương địa phương

Bước 3: Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, Đơn vị Điện lực thực hiện: phối hợp nghiệm thu hệ thống đo đếm và hệ thống thu thập dữ liệu từ xa; phối hợp nghiệm thu hệ thống thu thập giám sát, điều khiển.

Bước 4: Thương thảo và ký Hợp đồng mua điện theo Mẫu hợp đồng Quy định tại Nghị định 135

Bước 5: Lưu hồ sơ

Chế độ báo cáo

  • Trước ngày 20 tháng 01 năm N, Tổng công ty Điện lực báo cáo Tập đoàn tình hình phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong năm N-1 tại đơn vị.
  • Ngoài báo cáo định kỳ nêu trên, các đơn vị thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của EVN.

Kiểm tra và xử lý vi phạm
Tùy từng trường hợp cụ thể, EVN quyết định kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với việc thực hiện Quy trình này của các đơn vị.

Tổng Công Ty Điện Lực hoặc Công Ty Điện Lực có trách nhiệm:

  • Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định tại Nghị định 135 đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện.
  • Trả lời cơ quan chức năng của địa phương khi CĐT đăng ký phát triển ĐMTMN theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Nghị định 135.
  • Hằng tháng, Tổng Công Ty Điện Lực/Công Ty Điện Lực báo cáo Sở Công Thương đường dây và trạm biến áp trung áp đầy tải, không có khả năng tiếp nhận công suất và công khai thông tin trên trang web của đơn vị.
  • Trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn vận hành hệ thống điện do hậu quả của việc lắp đặt ĐMTMN, Đơn vị Điện lực phải kịp thời báo cáo Sở Công Thương.
  • TCTĐL/CTĐL công bố rộng rãi, công khai trên trang web của đơn vị tài liệu Yêu cầu kỹ thuật kết nối hệ thống điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ với Hệ thống thu thập, giám sát, điều khiển và Hệ thống dữ liệu đo đếm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1570/QĐ-EVN ngày 31/12/2024.

Các đơn vị liên quan trong việc thực hiện Quy trình này có thể ban hành quy định về trình tự, thủ tục nội bộ của đơn vị mình đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả trong
công việc và tạo điều kiện thuận lợi cho CĐT. Nội dung quy định do các đơn vị ban hành không được trái với nội dung Quy trình này.

------------

VITY SOLAR với  các hệ thống điện mặt trời trên toàn quốc được Khách Hàng tin dùng và giới thiệu đến người thân và bạn bè. Các sản phẩm được VITY SOLAR phân phối và lắp đặt đều đảm bảo chất lượng chính hãng, đầy đủ chứng từ sản phẩm. Giúp Khách Hàng thêm yên tâm khi lựa chọn lắp đặt và sử dụng các sản phẩm, hệ thống điện mặt trời.

Để chủ động hiệu quả nguồn điện sử dụng cũng như tiết kiệm tối đa chi phí điện sản xuất của doanh nghiệp và gia đình, hãy lắp đặt ngay cho mình hệ thống điện mặt trời. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời tự sản tự tiêu đang được Chính Phủ khuyến khích và hỗ trợ với nhiều cơ chế thúc đẩy. Liên hệ Điện Mặt Trời VITY SOLAR ngay hôm nay để nhận được giải pháp năng lượng tối ưu cũng như nhận được các cơ chế, chính sách ưu đãi.

 

Bình luận: 0

Năng lực cốt lõi

Khảo sát & Thiết kế
Khảo sát & Thiết kế

Hơn 20 kỹ sư thiết kế với chuyên môn Thiết kế hệ thống điện; Thiết kế kết cấu; Thiết kế PCCC đã thiết kế trên 100 dự án điện mặt trời áp mi.

Thi công & Lắp đặt
Thi công & Lắp đặt

Với đội ngũ nhân sự gần 100 công nhân lành nghề, từ năm 2020 đến nay VITY Solar đã thi công lắp đặt được hơn 23,000 m2 mái nhà.

Chăm sóc & Bảo dưỡng
Chăm sóc & Bảo dưỡng

Để đảm bảo hiệu quả của các hệ thống điện mặt trời, chúng tôi có nhân sự và các máy móc thiết bị phục vụ cho hơn 50 dự án đang vận hành mặt trời.

Cung cấp vật tư
Cung cấp vật tư

Vity Solar đã ký phân phối độc quyền cho nhiều nhà sản xuất tấm pin và Inverter lớn từ châu Âu và Trung Quốc, đảm bảo sản phẩm chính hãng với giá thành cạnh tranh.